Chống thấm là gì ? Chống thấm trong môi trường xây dựng Việt Nam.

Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể hoặc cấu trúc không thấm nước hoặc chống nước để nó tiếp tục không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc chống lại sự xâm nhập của nước trong các điều kiện quy định. Các mặt hàng như vậy có thể được sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc dưới nước đến độ sâu quy định.

Việt Nam có khí hậu thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa nên nóng ẩm. Và các yếu tố khí hậu như độ ẩm, nhiệt độ không khí, gió, bức xạ mặt trời, lượng mưa… tác động trực tiếp lên công trình, gây ra những loại hư hỏng khác nhau như nứt kết cấu, thấm nước, rêu mốc mặt ngoài… gọi chung đó là “bệnh nhiệt đới”.

Hầu hết các công trình xây dựng giai đoạn 10 năm cuối thế kỷ trước đều đã bị thấm. Do vậy, trên cả nước các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, quốc phòng, nhà ở dân dụng có kết cấu là bê tông cốt thép đều đã phải được tăng vốn đầu tư để thực hiện việc chống thấm.

Phải có khoản chi phí cho chống thấm vì khi đã bị thấm sẽ để lại hậu quả với tổn phí cao gấp nhiều lần chống thấm ban đầu”. Và chi phí ban đầu này chỉ chiếm 1 – 2% trên tổng trị giá công trình. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu rõ hơn về chống thấm trong xây dựng tại Việt Nam nhé, mời các bạn cùng theo dõi !

  • Nguyên nhân gây thấm

Về lý thuyết, các loại vật liệu xây dựng thông thường đều có những mao quản (khoảng cách giữa các hạt) có đường kính khoảng từ 20 – 40 micromet (1micromet=1/1.000 milimet).

Khi bề mặt vật liệu này tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) gây ra hiện tượng thấm.

Việt Nam là đất nước ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch lớn, có những vùng khí hậu tương đối khắc nghiệt. Tất cả các điều kiện khí hậu và thời tiết không thuận lợi gây nên những hiện tượng co ngót, giãn nở, làm nứt và phá huỷ bề mặt cũng như cấu trúc vật liệu, tạo điều kiện cho nước xâm nhập.

Vì bản chất của bê tông có tính đàn hồi, co giãn nên phải được thi công, đầm dùi đúng kỹ thuật để trong kết cấu bê tông đặc chắc không có mao mạch, những khoảng rỗng. Cốt liệu cấu thành bê tông phải đúng quy chuẩn, số lượng; không thể “rút bớt”.

Nếu thực hiện không đúng hai yếu tố vừa nêu thì đó sẽ là một trong những nguyên nhân có thể gây thấm. Khi đó, kết cấu bê tông có thể sẽ bị nứt và lưu ý rằng, hạng mục chống thấm chỉ bảo vệ kết cấu hay chỉ trám bít chỗ nứt nhỏ từ 1 li trở lại chứ không hàn gắn đường nứt lớn hơn cũng như tham gia vào kết cấu công trình. Nhất là công trình bị lún sụt, kết cấu nền móng yếu, sai quy chuẩn sẽ gây nứt và thấm.

Đặc biệt, nền và tường tầng hầm rất dễ bị thấm do tiếp xúc trực tiếp với đất; khi bị thấm, nước sẽ làm mục thép, bê tông và dẫn đến huỷ hoại.

Thông thường bị thấm ở các mạch ngừng như giữa sàn với sàn – đúc sàn ở hai thời điểm khác nhau. Tại đó, độ liên kết có phần “lỏng lẻo”; hoặc mạch ngừng giữa sàn với chân tường; hoặc thấm ở các khe lún – các khoảng hở giữa hai công trình như nhà liên kế.

Và, tại những điểm tiếp giáp giữa ống kỹ thuật đi xuyên đà, xuyên sàn – cần có những cách thức thi công riêng biệt để bít kín giữa bê tông với ống nhựa. Việc thay đổi thiết kế, sửa chữa – phải đập, đục cũng là nguyên do dễ gây thấm, nếu không xử lý đúng cách.

Có hai dạng cấu trúc công trình có thể sẽ bị thấm: là cấu trúc ngầm và cấu trúc nổi. Ngầm như tầng hầm; cấu trúc nổi như tường ngoài, nhà vệ sinh, phòng tắm, ban công, bồn hoa, sênô (máng xối), hồ nước, hồ bơi, hệ thống mái… Tựu chung, những nơi tiếp xúc trực tiếp môi trường tự nhiên, thường phải đối mặt với nắng mưa thì dễ gây thấm, nhất là xứ nhiệt đới.

Những phần công trình dễ bị thấm, những phần công trình chịu tác động của tự nhiên (nước mưa, nước ngầm) và phần công trình liên quan tới trữ, sử dụng nước. Về mặt kiến trúc có thể phân loại như sau:

  • Các phần bị thấm bởi nuớc ngầm: tầng hầm chìm trong đất, móng, chân tường…
  • Các phần bị thấm bởi nước mưa: tường, mái, sàn ban công, lô gia…
  • Các phần bị thấm bởi nước sử dụng (cả cấp và thoát): sàn, tường, hộp kỹ thuật… các khu vệ sinh và khu vực liên quan.
  • Các khu vực liên quan tới bể chứa: bể phốt, bể nước (ngầm, nổi), bể bơi…
    Các vị trí xung yếu cụ thể

Ở trên đã nói, nước thấm qua các kẽ hở trên bề mặt và cấu trúc vật liệu, nhưng điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào đặc tính vật liệu mà chúng ta sử dụng. Ở đây chúng tôi muốn đề cập tới một vấn đề khác – cụ thể hơn, thường xảy ra trong quá trình xây dựng và sử dụng công trình: đó là các vị trí xung yếu, hay xảy ra vết nứt, khe, lỗ… tạo điều kiện thẩm thấu dẫn đến hiện tượng thấm. Đó là:

  • Vị trí mạch ngừng khi đổ bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây (tường gạch) và kết cấu bê tông
  • Vị trí tiếp giáp giữa khối xây trước – sau, khối xây cũ – mới (truờng hợp cải tạo)
  • Vị trí tiếp giáp giữa hai khối công trình xây sát nhau
  • Vị trí tiếp giáp trên bề mặt có sử dụng các loại vật liệu khác nhau
  • Chân các kết cấu, thiết bị chôn hay lắp ráp vào tường (hoa sắt, nan chắn nắng, dây chống sét…)
  • Chân các vị trí liên kết định vị tấm mái nhẹ (bu lông, vít)
  • Miệng phễu thu thoát nước (ở sàn vệ sinh, sàn ban công, lô gia, sân thượng, mái…)
  • Khu vực gần sê nô, máng tràn
  • Vị trí đấu nối các ống cấp thoát nước.

Giải pháp kiến trúc, sử dụng vật liệu hợp lý là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Việc chống thấm về cơ bản là ngăn nguồn nước thẩm thấu – cũng có nghĩa là hạn chế các vết nứt trên bề mặt. Do đó ở một vài giải pháp chống thấm có liên quan đến chống nóng.

– Nghiên cứu kỹ địa chất công trình, các yếu tố thuỷ văn liên quan để có giải pháp chống thấm tốt cho móng, tầng hầm, chân tường.

– Thiết kế mái phù hợp kiến trúc và khí hậu địa phương, đảm bảo hướng phân thuỷ và độ dốc thoát nước mưa, tránh tạo ra những khu vực dễ bị đọng nước. Với công trình mái bằng, phải đảm bảo độ dốc tối thiểu là 3%.

– Tổ chức mặt bằng, phân khu chức năng liên quan tới nước (vệ sinh) khoa học để tránh hệ thống cấp – thoát nước đi vòng, đi xa dễ gây hiện tượng thấm và khó khăn khi sửa chữa.

– Đánh dốc đủ (2 – 3%) và đúng hướng cho các sàn vệ sinh, các sàn chịu nước như sân thượng, ban công, lô gia. Thiết kế vị trí ga thu hợp lý.

– Bảo vệ kết cấu mái cố định (mái bê tông), tránh tác động trực tiếp của mưa nắng bằng các giải pháp như: lợp/dán ngói (với mái dốc), kê tấm đan, phủ mái tôn, tấm bao che nhẹ (với mái bằng).

Việc được che phủ này giúp mái bê tông tránh được sự co ngót, dễ xuất hiện vết nứt. Thiết kế vườn, mặt nước trên mái hay sân thượng là một giải pháp tốt bảo vệ cho cho kết cấu mái phía dưới nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu không xử lý tốt.

– Bảo vệ kết cấu bao che (tường) – đặc biệt là tường hướng đông – tây chịu nắng nhiều dễ bị nứt bằng cách dùng hệ kết cấu chắn nắng, cây xanh…, sử dụng vật liệu bề mặt hợp lý. Không nên xây tường mỏng dễ bị nứt, sử dụng đúng loại gạch cho các khối xây.

– Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật khi thi công: sử dụng đúng mác bê tông, mác vữa; dỡ cốp pha khi bê tông đủ tuổi (tránh gây võng, nứt, biến dạng kết cấu); ngâm nước xi măng theo quy phạm với sàn bê tông. Những nơi sử dụng phụ gia chống thấm phải thực hiện theo quy cách và tỷ lệ của nhà sản xuất.

Tuy nhiên giải pháp ngâm nước xi măng cũng có nhược điểm: đã có công trình của người nước ngoài đầu tư ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình xử lý như sau: đúc sàn dày 15cm và sử dụng bê tông mác 300, thuộc dạng bê tông “cao cấp”. Nhưng hậu quả là các sàn liên tục bị nứt, có chỗ nứt ngay khi chưa tháo cây chống. Sàn bê tông đúc dày, mác cao chưa hẳn đã tốt trong trường hợp này.

Dưới tác dụng của thời tiết gay gắt, các kết cấu kết chặt và dày đặc sẽ dễ bị co giãn mạnh, “đùn đẩy”, gây nứt. Do đó bê tông mác càng cao, nguy cơ nứt càng nhiều nếu không có cách bảo vệ đúng mức.

Sàn mái trên cùng về kỹ thuật thì chỉ cần đúc dày 10cm, mác 200 là đủ và thực hiện đúng kỹ thuật quy định. Giải pháp ở đây là cần sử dụng nước có mặt thường xuyên trên mái bằng để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái, tránh sự co ngót các cốt liệu và làm cho ngôi nhà luôn mát.

Sau khi đổ bê tông mái bằng xong khoảng 2 giờ, phải ngâm nước bảo dưỡng cả sàn đến hàng tháng. Trong thời gian này, cần kiểm tra để chắc chắn không còn vết thấm bên dưới thì được. Nếu có thì đục sàn đổ bê tông lại hoặc đổ thành ụ bên trên.

Cần phủ chỗ bị thấm và thử nghiệm, kiểm tra lại bằng nước. Sau đó tháo nước, cạo vét sạch các chất bẩn, chất lắng cặn như bùn đất, bụi. Bước kế tiếp, tô hồ có pha phụ gia chống thấm càng tốt.

Tuy nhiên, thực tế đã có công trình thi công từ khi chưa có phụ gia chống thấm, đến nay sàn vẫn không bị thấm do thực hiện đúng quy trình quy chuẩn ngâm nước bảo dưỡng sau khi đổ bê tông khi đúc sàn. Trên mái bằng, có thể tạo thành các khu vực chức năng như vườn cảnh trồng cây cỏ, rau sạch dùng riêng cho gia đình… hay chỗ phơi áo quần, giặt giũ.

Ở vị trí trồng cây, cỏ thì đổ đất trực tiếp lên sàn và trồng thẳng vào đất, không qua chậu kiểng. Nước tưới tiêu cho cây cỏ sẽ luôn duy trì độ ẩm ướt cho sàn bên dưới. Ở khu vực phơi giặt hay nơi đặt bàn ngắm cảnh hoặc làm chỗ thể dục… có thể tạo sàn mái hai lớp bằng cách kê gạch cao khoảng 20 – 30cm từ sàn chính rồi gác đan đúc sẵn lên.

Có thể lát gạch bình thường trên đó. Khoảng trống giữa hai lớp sàn này chứa nước thường xuyên để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái chính không bị co ngót, gây biến dạng. Nước chứa trong đó, có thể lấy nước thải từ giặt giũ dẫn vào. Lưu ý, cần có ống thoát khi nước qua mức đã phân định (khoảng 10cm nước). Khi đó nước sẽ thoát xuống hầm tầng trệt.
– Lưu ý và xử lý triệt để các vị trí xung yếu.

Giải pháp hoá – vật liệu

Khi xảy ra hiện tượng thấm có thể chưa nhận biết ngay, và khi nhận biết cũng không dễ dàng tìm được nguyên nhân và vị trí cụ thể xảy ra vấn đề. Nước mao dẫn trong lòng vật liệu và các kết cấu, có thể đi rất xa mới xuất hiện trên bề mặt.

Nhận biết đúng nguyên nhân và vị trí là yếu tố quan trọng hàng đầu, sau đó mới là chọn giải pháp thích hợp. Tuy nhiên việc chống thấm về cơ bản phải thực hiện ngay từ khi thi công công trình, tại các vị trí cần chống thấm.

Một điều cần lưu ý là phần lớn nguyên nhân thấm xuất phát từ sự rò rỉ đường ống cấp thoát – đặc biệt là thấm trong công trình. Vì vậy việc xử lý tận gốc nguyên nhân chính là vấn đề chứ không phải xử lý cho các khu vực tường bị thấm. Trong trường hợp chắc chắn không phải do hở đường ống (thấm sàn vệ sinh, thấm từ bể, thấm tường…) thì tuỳ từng trường hợp mà sử dụng các phương pháp và chất chống thấm phù hợp.
Các loại phụ gia, chất chống thấm hiện nay có rất nhiều, nhưng có thể chia cơ bản thành hai nhóm chính sau đây:

– Chất chống thấm vô cơ: thường có nguồn gốc từ silicat. Nguyên lý hoạt động là dung dịch chống thấm sẽ thấm sâu, tương tác với khối bê tông, trám vào các lỗ rỗng, mao mạch trong khối bê tông để ngăn nước

– Chất chống thấm hữu cơ: thường có nguồn gốc từ bitum và polymer. Nguyên lý hoạt động là dung dịch là được phủ lên bề mặt, khi khô tạo thành lớp màng trên bề mặt cần chống thấm. Lớp màng này cho phép co giãn ở mức độ nhất định. Tuy nhiên màng chống thấm này sẽ bị lão hoá theo thời gian.

Các loại sản phẩm chống thấm Sửa đổi Các loại sản phẩm chống thấm
Thị trường có hàng trăm thương hiệu sản phẩm chống thấm khác nhau với nhiều xuất xứ: Anh, Pháp, Mỹ… và các nước trong khu vực. Nhưng hệ thống công nghệ và vật liệu có khả năng ứng dụng thành công thực sự việc chống thấm phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam không nhiều lắm.

Hầu hết các nhà chuyên môn lâu năm trong lĩnh vực chống thấm đều xác nhận rằng: có đến 90% nguyên do bị thấm là do chọn lựa công nghệ và sản phẩm không phù hợp, dù đã chống thấm ngay từ ban đầu. Chỉ có 10% là tỷ lệ do giải pháp và chất lượng thi công không thích hợp và yếu kém.Chủ động và không quá phụ thuộc vào công nghệ Sửa đổi Chủ động và không quá phụ thuộc vào công nghệ.

Có 1 trường hợp đơn giản là phễu thu của phần mái bị rác, lá rụng làm tắc, và nước không thoát được. Mái nhà, không phải lòng cái bể nước nên dù chống thấm từ khi xây nhưng bị ngâm mấy ngày thế này, rủi ro vẫn xảy ra.

Rõ ràng, việc luôn kiểm tra, duy tu bảo dưỡng công trình là một điều rất quan trọng. Nhiều hậu quả xuất phát từ việc sử dụng, vận hành công trình không đúng cách hay sự thờ ơ của chính chúng ta. Có thể sự việc ban đầu nếu phát hiện sớm, xử lý vô cùng đơn giản; nhưng nếu để lâu lại thành vấn đề phức tạp.

Việc chống thấm cũng vậy, cần phải chủ động. Chống thấm phải tiến hành từ đầu trong quá trình thiết kế và thi công. Trong quá trình sử dụng công trình cũng luôn phải lưu ý.

Sử dụng nước cấp đúng cách, tạo mọi điều kiện tốt nhất để thoát nước, để bảo vệ bề mặt kết cấu tránh bị phá hoại… là những việc luôn phải kiểm soát và thực hiện, chứ không phải chờ đến khi bị thấm mới đi tìm các loại hoá chất và phụ gia chống thấm.

Thuốc dẫu tốt nhưng không đúng bệnh hoặc quá muộn đều không có nhiều tác dụng. Đó là điều mà thực tế đã minh chứng. Chống thấm – đúng là vấn đề nan giải. Nhưng nó cũng không quá khó nếu ta biết phối hợp đồng bộ các giải pháp và thực hiện đúng các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật. Và luôn nhớ rằng: phải luôn luôn chủ động chống thấm; các loại vật liệu chống thấm chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải phép màu.

Nguồn: Sưu tầm & tổng hợp

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tin tức

Tấm cemboard hay tấm simbo ? Ứng dụng trong xây dựng 2024

Hiểu đúng về tên gọi tấm "Cemboard" và tấm "Sim bo" là gì? Giá bao nhiêu ? Loại nào tốt nhất hiện nay...
Read More
Tin tức

Shiplap là gì? Cách thi công thanh xi măng giả gỗ ốp tường

1. Shiplap là gì ? Shiplap là một loại mối nối mà các tấm ván được cắt với một rãnh nông, chồng lên...
Read More
Tin tức

SHERA Strip ứng dụng ốp trần được ưa chuộng

1. SHERA Strip là gì ? SHERA Strip là một tên dòng sản phẩm của thương hiệu SHERA với đặc điểm phân biệt...
Read More
Tin tức

SHERA Plank và ứng dụng cho ngoại thất ốp tường

1. SHERA Plank là gì ? SHERA Plank là một tên dòng sản phẩm của thương hiệu SHERA với đặc điểm phân biệt...
Read More
Tin tức

Công nghệ xi măng sợi là gì?

Công nghệ xi măng sợi là gì ? Xi măng sợi đã có từ hơn 100 năm nay nhưng công nghệ tạo ra...
Read More
Tin tức

Ván sàn SHERA cho ứng dụng sàn hoàn hảo

SHERA Floor Plank (Ván sàn SHERA) cho ứng dụng sàn hoàn hảo SHERA Floor Plank hay còn được gọi Ván sàn SHERA là tấm...
Read More
Tin tức

Câu hỏi thường gặp về SHERA (FAQ) 2024

Câu hỏi thường gặp về SHERA FAQ 1. Sản phẩm SHERA được sản xuất ở đâu? Tất cả sản phẩm SHERA đều được...
Read More
Tin tức

Cách phân biệt các dòng thanh xi măng giả gỗ SHERA.

Thanh xi măng giả gỗ là gì? Thanh xi măng giả gỗ SHERA là một trong các dòng sản phẩm tấm Cemboard SHERA...
Read More
Tin tức

Kích thước tấm xi măng Thái Lan SHERA Board

Kích thước tấm xi măng Thái Lan SHERA Board. Cách chọn độ dày phù hợp cho công trình Kích thước tấm xi măng...
Read More
Tin tức

Thanh xi măng giả gỗ dùng sơn loại nào tốt

Thanh xi măng giả gỗ là gì? Thanh xi măng giả gỗ SHERA là một trong các dòng sản phẩm Tấm Cemboard SHERA...
Read More
Tin tức

Tấm SHERA Board và các bước thi công lắp đặt

Tại sao chọn tấm SHERA Board. Giải pháp tường cứng nhanh gọn Ngày nay, tường gạch đã được sử dụng rộng rãi trong...
Read More
Tin tức

Thanh xi măng SHERA Deline hèm âm dương và ứng dụng

Thanh xi măng SHERA Deline hèm âm dương là gì ? Thanh xi măng SHERA Deline hèm âm dương còn được gọi là...
Read More
Tin tức

Tấm xi măng Thái Lan và cách chọn độ dày phù hợp công trình 2024

Kích thước tấm xi măng Thái Lan. Cách chọn độ dày phù hợp cho công trình Kích thước tấm xi măng Thái Lan...
Read More
Tin tức

Chống thấm là gì ? Chống thấm trong xây dựng Việt Nam

Chống thấm là gì ? Chống thấm trong môi trường xây dựng Việt Nam. Chống thấm là quá trình làm cho một vật thể...
Read More
Tin tức

Tầm quan trọng chống thấm nhà ở như thế nào?

I. Tầm quan trọng của việc chống thấm nhà ở Trải qua thời gian dài sử dụng, cũng như phải chịu nhiều tác...
Read More
Tin tức

TIÊU CHUẨN CHỐNG THẤM MỚI NHẤT THÁNG 9/2024

TIÊU CHUẨN CHỐNG THẤM MỚI NHẤT THÁNG 9/2024 Tiêu chuẩn chống thấm nhà cửa trong lĩnh vực xây dựng là một trong những...
Read More
Tin tức

NHỮNG LƯU Ý KHI THIẾT KẾ KẾT CẤU CHỐNG THẤM 2024

I. Yếu tố cần lưu ý khi thiết kế kết cấu chống thấm Khi xây dựng một công trình, việc thiết kế kết...
Read More
Tin tức

6 Ưu điểm thanh xi măng giả gỗ SHERA được khách hàng lựa chọn

6 ưu điểm của vật liệu thay thế gỗ SHERA được khách hàng lựa chọn – Thanh xi măng giả gỗ SHERA. Trang...
Read More
Tin tức

Tấm lót sàn SHERA Board 15mm, 18mm, 20mm

Tấm Lót Sàn SHERA Board 15mm, 18mm, 20mm - Tấm SHERA Board Thái Lan Giới thiệu tấm lót sàn SHERA Board Thái Lan...
Read More
Tin tức

Nhược điểm của gỗ MDF bạn cần biết tháng 9/2024

Nhược điểm gỗ MDF mà không công ty nào tiết lộ cho bạn. Có điều rất là thú vị là không công ty...
Read More